Huế ơi yêu Huế vô cùng, Mà nghiêng nón khẽ ngại ngùng chờ ai…

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Than ôi,



Thế gian vẫn mãi đau buồn
Dòng sông hạnh phúc khởi nguồn nơi đâu
Vút trào muôn hỡi biển sâu
Thương thay ngàn nỗi một câu ân tình…


 photo 2e7a22f5daaa3479d42f1e1bc82fbe2937357274_zps4b38bd1y.jpg


Trở lại Huế thương



Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Ta lại đi…



Ta lại đi lặng lẽ bước chân mình
Giữa chiều rơi thôi đành lòng lỗi hẹn
Lối cũ hoang tàn không người qua lá đổ
Nặng trĩu ân tình thôi kệ khẽ ta đi…

Ôi thuở ngày xưa hẹn chung đường chung bước
Mà mong hoài sao chẳng thấy bóng người đâu !!!


 photo imageskk_zpszn30vzl1.jpg


Xót xa



Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

Miếng da lừa

TÓM TẮT NỘI DUNG TIỂU THUYẾT MIẾNG DA LỪA - BALZAC

Tiểu thuyết Miếng da lừa (1831) là một trong những tác phẩm xuất sắc đầu tiên của Honoré de Balzac, tiếp sau cuốn tiểu thuyết lịch sử Những người Suăng (1829), chấm dứt giai đoạn những tiểu thuyết ly kỳ, kỳ quặc mà sau này tác giả tự mình gọi là thứ "Văn chương con lợn", và mở đầu bước phát triển mới trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn sau mười năm tìm tòi, mò mẫm, gian khổ, lâu dài. Từ nay Balzac đi hẳn vào con đường lớn của chủ nghĩa hiện thực mà Miếng da lừa là một trong những mốc đầu tiên.
Khi viết Miếng da lừa, Balzac chưa nghĩ tới việc xây dựng cả pho Tấn trò đời vĩ đại của ông, nhưng ông đã có ý kiến phải đi sát hiện thực xã hội đương thời, mô tả toàn diện xã hội và tính quy luật trong sự phát triển của nó, nâng sáng tác của ông lên trình độ khái quát hóa rộng rãi. Cũng vì vậy, Miếng da lừa nghiễm nhiên trở thành một bước mở đầu, mà đã già dặn, cho cả công trình lớn lao sáng tạo pho Tấn trò đời tương lai. Tiểu thuyết Miếng da lừa mà Balzac sẽ xếp vào phần Khảo cứu triết học của Tấn trò đời, đã đặt ra cả một loạt vấn đề triết lý và xã hội, nêu lên cả một loạt chủ đề mà sau này nhà văn sẽ đề cập tới cụ thể và đầy đủ hơn trong nhiều tác phẩm khác của Tấn trò đời.
Tóm tắt nội dung tiểu thuyết Miếng da lừa như sau:
Raphaël de Valentin là một thanh niên quý tộc phá sản, có tài năng và chí hướng. Ban đầu anh cam chịu sống cảnh nghèo nàn trong một gian gác xép để cần cù học tập nghiên cứu và viết sách. Nhưng anh lại khao khát tình yêu và mơ ước một cảnh yêu đương trong nhung lụa, cho nên anh không quan tâm đến mối tình của Pauline, con gái bà chủ nhà nơi anh trọ, mặc dầu họ ân cần chăm sóc anh rất chu đáo.
Rồi một bữa, không kiên trì được, anh nghe theo bạn là de Rastignac từ bỏ cuộc đời lao động nghèo khổ để chạy theo cuộc sống phóng đãng, phù hoa của xã hội thượng lưu. Anh yêu say mê nữ bá tước Foedora, người đàn bà thời thượng có sắc đẹp và tiền của nhưng lại vô tình, thiếu thốn trái tim để hưởng ứng mối tình chân thành và nồng nhiệt của Raphaël. Cuối cùng anh bị Foedora cự tuyệt và anh lăn mình vào những cuộc hành lạc cho tới khi hết nhẵn tiền, anh định ra sông tự tử.
Nhưng vừa lúc đó, Raphaël được một lão già bán đồ cổ cho một miếng da lừa có phép màu làm thỏa mãn mọi ước nguyện của anh, nhưng mỗi lần được toại nguyện thì miếng da lừa co lại và tuổi đời anh lại giảm đi. Nhờ tấm bùa thiêng, Raphaël trở nên triệu phú và khi gặp lại Pauline cũng trở nên giàu có, anh định kết hôn với nàng. Song, được toại nguyện thì miếng da lừa cứ co lại mãi mà bản thân anh thì mang bệnh nặng. Lo sợ trước cái chết và không làm sao phá được phép thiêng của tấm bùa, anh định hoàn toàn lánh xa xã hội, sống một cuộc đời như cây cỏ, không ước vọng, nhưng uổng công. Cuối cùng, bệnh càng ngày càng trầm trọng, trong một cơn điên, anh ước mơ ân ái với Pauline và chết trong tay nàng.
*
* *
Balzac bắt đầu viết Miếng da lừa vào mùa thu năm 1830, nghĩa là khi cuộc Cách mạng tháng Bảy vừa nổ ra, đánh gục hẳn giai cấp quý tộc ngóc đầu dậy dưới thời Trùng hưng (1815 - 1830), và đưa tầng lớp tư sản tài chính, ngân hàng Pháp lên nắm chính quyền. Nền Quân chủ tháng Bảy được thiết lập (1830 - 1848) thực chất là "triều đại của bọn chủ nhà băng" với khẩu hiệu nổi tiếng mà một viên thủ tướng đương thời là Ghozau đã vạch ra: "Hãy làm giàu". Làm giàu, chạy theo đồng tiền, tôn thờ con Bê vàng, đó là lý tưởng duy nhất ngự trị xã hội đương thời, nó chà đạp lên tất cả mọi thứ, từ danh dự, đạo đức cho đến tư tưởng, tình cảm... và cả đời sống con người nói chung. Xuất hiện trong hoàn cảnh xã hội đó, tiểu thuyết của Balzac, cả pho Tấn trò đời của ông nói lên cái số phận bi thảm của con người trong xã hội đương thời, xã hội tư sản ở đó đồng tiền thống trị, ở đó diễn tiến "cuộc đấu tranh khốc liệt của tất thảy chống lại tất thảy", ở đó con người bị biến chất, con người trở thành thù địch với con người. Tiểu thuyết Miếng da lừa chính là tác phẩm đầu tiên trong đó, Honoré de Balzac bày tỏ thái độ phủ nhận của ông, đối với cái thực tại tư sản đó, đối với giai cấp tư sản, cụ thể là bọn tư sản tài chính, ngân hàng vừa nhảy lên nắm chính quyền.
Nhân vật trung tâm số một của Miếng da lừa là Raphaël de Valentin. Anh xuất thân từ một gia đình quý tộc bị phá sản, và là một thanh niên có tài năng, có thiện ý và mang một lý tưởng cao cả. Anh say mê khoa học, nghệ thuật và có hoài bão sáng tạo những tác phẩm phục vụ nhân loại. Để thực hiện ý đồ đó, Raphaël sẵn sàng cam chịu một cuộc đời nghèo khổ, thiếu thốn, hy sinh cả những thứ tối thiểu cẩn thiết. Và náu mình trong một gian gác xép trơ trụi, anh mê mải viết tác phẩm Luận về ý chí, trong đó, với tuổi trẻ nồng nhiệt, anh tỏ lòng tin tưởng ở con người. Ở quyền năng của lý chí và ý chí. Nhưng rồi, chẳng bao lâu, Raphaël cay đắng nhận thấy sự lãnh đạm ghê gớm, tàn nhẫn của xã hội đối với công việc của anh cũng như đối với bản thân anh. Anh mau chóng nhận thức được rằng trong xã hội quý tộc - tư sản, trí tuệ, nghị lực tài năng chẳng đáng giá là bao, những thứ đó dường như chẳng cần thiết vì không lợi ích cho ai, chẳng ai trục lợi được tác phẩm của anh cho nên chẳng ai quan tâm đến anh. Sống giữa kinh thành Paris náo nhiệt mà anh cảm thấy trơ trọi như sống giữa bãi sa mạc kinh khủng nhất, nghĩa là giữa sự lạnh nhạt của mọi người! Raphaël chỉ gặp một ít người tốt có thiện cảm với anh trong đám những người nghèo như anh, nhưng họ lại chẳng giúp đỡ anh nhiều. Và, thế là bao nhiêu hy vọng và mơ tưởng tan vỡ ở người thanh niên ban đầu có thiện chí đó. Số phận của Raphaël cũng như của bao nhiêu thanh niên khác như anh, quả thật là bi đát: họ hoàn toàn không có khả năng thi thố tài năng trong cái xã hội đầy những tham lam, ích kỷ, tính toán quyền lợi, tiền bạc. Quả thật trong cái xã hội đó, con đường nghiên cứu khoa học, nghệ thuật không vụ lợi vì một mục đích cao cả, là một con đường đầy gian nan, trở ngại. Thế mà, chàng thanh niên Raphaël lại không có đầy đủ nghị lực và quyết tâm để theo đuổi đến cùng chí hướng của mình. Chẳng bao lâu, anh chán ngán với cuộc sống nghèo nàn, trơ trọi trên gác xép của anh, anh muốn tìm một con đường thành công dễ dàng và một cuộc sống đầy đủ hưởng lạc trong xã hội thượng lưu. Và một bữa, gặp tay bạn cũ là de Rastignac rủ rê lôi kéo, anh từ bỏ mọi ước vọng cao cả để lăn mình vào cuộc sống ăn chơi phóng đãng; anh tìm cách len lỏi vào xã hội thượng lưu hào nhoáng; chạy theo những thú vui trụy lạc: anh say mê cô gái Foedora kiều diễm nhưng phù phiếm, đỏm dáng mà vị kỷ, không tâm hồn, thiếu một trái tim.
Nếu giữa Raphaël de Valentin và xã hội đương thời có mâu thuẫn tạo nên tấn bi kịch về số phận của người thanh niên thì trái lại, những nhân vật như de Rastignac, Foedora hay như gã tư sản Taillefer... lại chính là hiện thân của cái xã hội đó...
Thật ra, de Rastignac cũng là một thanh niên quý tộc nghèo như Raphaël, và trước kia, khi còn là sinh viên mới ở tỉnh nhỏ lên Paris trọ học, anh ta cũng từng mang trong đầu một lý tưởng cao cả và có một tâm hồn trong trắng thanh cao[1]. Nhưng rồi, do ảnh hưởng của xã hội quý tộc tư sản Paris, hắn đã trở thành một công tử Paris ăn chơi sành sỏi mất hết tư cách đạo đức với "chủ nghĩa phóng đãng" mà hắn muốn truyền thụ cho Raphaël. Rastignac thật sự là con đẻ của xã hội tư sản, là "nhân vật anh hùng" của nó. Hắn trắng trợn, tính toán, mưu thành công và địa vị trong xã hội bằng cái giá khá đắt là sự sa đọa hoàn toàn về đạo đức và tâm hồn. Ở một cuốn tiểu thuyết khác về sau của Balzac[2], hắn đã leo lên tới ghế thượng thư trong chính quyền tư sản và qua cả pho Tấn trò đời mà hắn là một nhân vật trung tâm và xuất hiện nhiều lần, trong hình tượng de Rastignac, Balzac đã khái quát rõ ràng và đầy đủ cái chủ nghĩa vị kỷ và hãnh tiến tư sản.
Đi đôi với Rastignac là nữ bá tước Foedora, người đàn bà thời thượng của xã hội thượng lưu quý tộc - tư sản Paris. Nàng có sắc đẹp và có tiền của, nhưng lại không có một trái tim. Ở con người kiều diễm mà vô tình đó không thể có những xúc động hồn nhiên, cao thượng khả dĩ đáp lại mối tình nồng thắm chân thành của Raphaël. Nàng phối hợp trong mình nàng cái lịch sự phù hoa của kẻ phong lưu quý tộc và cái tính toán vị kỷ của tay doanh thương tư sản, cho nên Balzac nói rất đúng: "Foedora, chính là cái xã hội này".
Đến như lão tư sản Taillefer, tay chủ nhà băng giàu sụ, thì rõ ràng hắn là hiện thân số một của trật tự đương thời. Tất cả mọi quyền hành, thế lực trong xã hội đó đều tập trung trong tay bọn chủ nhà băng, bọn người có vàng như Taillefer. Xưa kia bọn chúng làm giàu bằng tội ác và ngày nay bọn chúng là chủ nhân thật sự của xã hội, bọn chúng đứng trên cả pháp luật và quyền lực quốc gia. Hãy nghe Taillefer trắng trợn tuyên bố trong một bữa tiệc đế vương mà hẳn là chủ nhân: "Thưa các ngài, xin nâng cốc chúc cho quyền lực của vàng. Ông de Valentin trở thành sáu lần triệu phú là nắm được quyền hành. Từ nay, đối với ông lời ghi trên đầu Pháp điển: "Mọi người Pháp đều bình đẳng trước pháp luật" là một lời nói láo. Ông ấy sẽ không tuân theo pháp luật, pháp luật sẽ tuân theo ông ấy. Đối với bậc triệu phú thì không có đoạn đầu đài không có đao phủ". Thật không còn lời nói nào điển hình hơn để khái quát bản chất của xã hội tư sản do đồng tiền ngự trị!
Cái xã hội quý tộc tư sản đó còn được thể hiện ở một khía cạnh khác trong hình tượng đám người thượng lưu sống nhàn hạ bên suối nước nóng, nơi mà Raphaël tới để dưỡng bệnh. Cuộc xung đột giữa Raphaël và bọn người đó nói lên một cách sắc nhọn cái luật thú rừng man rợ chi phối mọi quan hệ giữa người với người, Balzac viết: "Cái xã hội hào hoa trục xuất ra khỏi nó những kẻ đau khổ, như một người tráng kiện tống ra khỏi thân thể mình một nguyên tố bệnh tật. Xã hội thượng lưu kinh hãi những đau thương và bất hạnh, nó sợ chúng như bệnh lây, nó không bao giờ do dự giữa chúng và thói hư, thói hư là một xa xỉ phẩm..., nó không bao giờ buông tha kẻ đấu sĩ bị ngã gục: nó sống trên tiền bạc và sự nhạo báng... Yếu thì chết! Đó là lời nguyền của cái thứ giai cấp kỵ sĩ được thiết lập ở hết thảy các dân tộc trên quả đất vì ở đâu đâu kẻ giàu có cũng ngoi lên và câu châm ngôn đó được ghi trong đáy những quả tim do giàu có nhào nặn, hay do giai cấp quý tộc nuôi dưỡng... Trung thành với bản hiến chương của chủ nghĩa vị kỷ đó, xã hội rất mực khắc nghiệt đối với những kẻ nghèo khổ dám táo bạo đến làm ngăn trở những hội hè của nó, làm phiền nhiễu những lạc thú của nó. Kẻ nào đau khổ về thể xác hay tâm hồn, không tiền của hay quyền hành là một tên cùng đinh...".
*
* *
Đối lập với bọn thượng lưu ích kỷ và đồi bại của xã hội quý tộc - tư sản, Balzac, với cảm tình rõ rệt, vẽ lên hình ảnh trong sáng, thanh cao của những người nghèo khổ, những người yếu thế như mẹ con Pauline, như người lão bộc Jonathas, giáo sư Porriquet hay như những người nông dân ở miền suối nước. Không phải ngẫu nhiên mà những con người hiền lành, chất phác, đôn hậu lại có thiện cảm với Raphaël de Valentin và giúp đỡ anh một cách vô tư. Nhưng trước mối tham vọng cá nhân vô hạn của Raphaël, sự giúp đỡ có hạn của họ trở thành bất lực cả khi anh còn sống nghèo khổ trong gian gác xép, cho tới lúc anh đã trở thành giàu có nhưng lại mang bệnh tật hiểm nghèo.
Nổi bật lên trên đám người nghèo mà có tấm lòng vàng đó là hình ảnh cô gái Pauline ngây thơ, chân thật, khiêm tốn, cần cù, và cũng trung hậu, nồng thắm. Pauline, tương phản với Foedora, là tượng trưng cho mối tình chân chính thắm thiết và lòng xả kỷ cao quý. Nhưng trong xã hội tư sản đồi bại, hình tượng nàng mang tính chất một ước mơ lý tưởng đối với Raphaël, và trên thực tế, sự giúp đỡ hy sinh của nàng cho Raphaël đã không có hiệu quả cả khi nàng còn nghèo khổ lẫn khi nàng đã trở thành giàu có. Không phải không có lý do mà ở phần kết thúc tác phẩm, Balzac trình bày hình tượng Pauline như một chiếc bóng, một nàng tiên, một thiên thần khi ẩn, khi hiện, vô hình, trái lại, Foedora kia, Foedora phù hoa và tính toán, vị kỷ và vô tình, mới là sự thật trăm phần trăm, cái sự thật sờ sờ mà người ta bắt gặp ở bất cứ nơi nào trong xã hội đương thời.
*
* *
Raphaël de Valentin với lòng đầy tham vọng nhưng tinh thần yếu đuối không đủ can đảm kiên trì một cuộc sống trong sạch nhưng nghèo nàn thiếu thốn. Cố nhiên anh không đáp lại mối tình ngây thơ, chân thật, thắm thiết của một nàng Pauline nghèo khổ. Bị cám dỗ bởi lối sống phóng đãng của Rastignac, và khát khao chia sẻ với Foedora mối tình trong nhung lụa, anh hăm hở lăn mình vào xã hội thượng lưu để rồi hứng lấy biết bao nỗi đau khổ, đắng cay mà một kẻ nghèo như anh tất nhiên phải chịu đựng, kể từ việc thiếu vài hào đi xe để tới nhà tình nhân cho đến việc xoay tiền mua vé lô đi xem hát với người yêu. Rút cục, khi hết đường xoay tiền mà tình yêu thì bị cự tuyệt, anh quyết định trẫm mình để kết liễu đời.
Nhưng ở đây, Honoré de Balzac mượn một yếu tố quái dị để nhấn mạnh và làm nổi bật hơn nữa chủ đề tiểu thuyết của ông: đó là sự xuất hiện của lão già bán đồ cổ và miếng da lừa thần bí. Cần chú ý rằng việc sử dụng yếu tố quái dị, thần bí ở đây không hề làm giảm sút tính hiện thực của tác phẩm, vì tựu trung cái đó không phải là cái quyết định sự phát triển của chủ đề, mà nó cũng không tách rời nhân vật chính ra khỏi hoàn cảnh xã hội thực tại với tính quy luật trong sự phát triển của nó. Xét cho kỹ, những gì xảy ra cho Raphaël sau khi anh thăm cửa hàng đồ cổ và chiếm hữu miếng da lừa vẫn có thể giải thích được một cách rất tự nhiên: từ việc anh được các bạn giới thiệu để tham dự bữa tiệc đế vương của tay tư bản Taillefer đến việc anh được hưởng một món gia tài kếch xù của người họ ngoại, cho tới cái chết của anh vì bệnh lao, hậu quả của cuộc đời trác táng theo sau một thời gian sống thiếu thốn kham khổ. Trái lại, yếu tố kỳ ảo ở đây chính là một phương tiện nghệ thuật được nhà văn xử lý một cách tài tình để phóng đại, để khái quát hóa, chỉ rõ đầy đủ và sâu xa hơn bản chất của xã hội, của cuộc sống đương thời, do đó mà cuốn tiểu thuyết càng có sức thuyết phục mạnh hơn. Lão già bán đồ cổ tập trung trong tay hắn bao nhiêu của báu thế gian là tượng trưng hùng hồn cho cái thế lực vạn năng, cái quyền hành phi thường của đồng tiền, còn miếng da lừa là hình ảnh cụ thể, là sự khái quát hóa triết lý cái số phận bi thảm của con người bị hủy hoại, phá phách, bị xén cắt về nhân phẩm, tư cách cũng như về thể xác, tuổi đời trong cuộc sống cá nhân vị kỷ chạy theo đồng tiền, chạy theo làm giàu và hưởng lạc nó là lý tưởng duy nhất của xã hội tư sản.
Điều đáng chú ý là tính cách nhân vật Raphaël de Valentin vẫn tiếp tục phát triển một cách logic, theo quy luật, sau khi trở nên giàu có cũng như trước kia. Con người đầy tham vọng cá nhân đó sau khi tiếp xúc với Rastignac, Foedora, với xã hội thượng lưu nói chung, không tránh khỏi tiêm nhiễm phải cái nọc độc, bệnh hủi của chủ nghĩa vị kỷ tư sản. Và giàu có không làm cho anh sống cởi mở, khoáng đạt, rộng rãi hơn, trái lại, với tính vị kỷ làm khô héo, cằn cỗi tâm hồn con người, anh lại càng co mình thêm vào cái vỏ cứng của chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa vị kỷ lên đến tuyệt đỉnh khi Raphaël trở nên giàu có mà lại biết mình mang bệnh tật hiểm nghèo không tránh khỏi cái chết. Anh chỉ còn biết bằng bất cứ giá nào cứu sống cái tính mạng của anh, đến mức anh chỉ còn nhìn thấy duy nhất bản thân mình, và tự coi mình, là tất cả vũ trụ: "Đối với anh không còn vũ trụ nữa, cả vũ trụ nằm trong con người anh". Và Raphaël, trên thực tế, đã chết về tâm hồn từ trước khi anh chết về thể xác!
*
* *
Tiểu thuyết Miếng da lừa cùng với một loạt tác phẩm khác xuất hiện khoảng những năm 1830 - 1831 thật sự đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới trong phương pháp sáng tác của Honoré de Balzac. Ở Miếng da lừa, người ta thấy rõ ràng hơn hết những dấu hiệu chuyển biến của nhà văn từ phong cách lãng mạn ban đầu sang bước trưởng thành, già dặn của một nhà hiện thực chủ nghĩa lớn. Yếu tố kỳ ảo còn giữ một vị trí quan trọng ở đây sẽ ít dùng đến trong những tác phẩm sau này. Nhưng đối với độc giả Pháp vào năm 1831, ngay trong Miếng da lừa cái căn bản nổi bật, vẫn là bức tranh toàn diện xã hội Pháp dưới thời Louis - Philippe được khái quát hóa với những tính cách điển hình của xã hội quý tộc - tư sản Pháp đương thời và do bao nhiêu chi tiết chân thực sinh động, sắc nhọn tạo nên. Từ quang cảnh sòng bạc ảm đạm bi đát ngay trong những trang đầu tiên đến quang cảnh gian hàng đồ cổ đồ sộ uy nghiêm, huyền ảo tiếp theo sau, từ không khí náo nhiệt, phức tạp và hỗn độn của phòng tiệc nhà Taillefer, hết sức huy hoàng mà cũng nhơ nhớp đến cực độ, với bao nhiêu khách ăn đủ hạng, mỗi người nói một thứ ngôn ngữ riêng thể hiện rõ rệt tính cách và cá tính của từng người, cho đến những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa Raphaël với các nhà bác học, các thầy thuốc, mỗi người tiêu biểu cho một xu hướng tư tưởng khác nhau, có khi đối lập, của nền khoa học và học thuật đương thời... tất cả là những chi tiết hết sức phong phú tạo nên cái môi trường xã hội hiện thực một cách sắc nét để hình thành và phát triển có quy luật tính cách của những nhân vật chủ yếu kể trên, đặc biệt là của Raphaël de Valentin.
Cho nên không lấy làm lạ rằng tiểu thuyết Miếng da lừa là tác phẩm đầu tiên làm cho Balzac nổi tiếng bước lên địa vị một nhà văn lớn. Cũng không lạ rằng nó đã được các văn hào thế giới cỡ lớn hết sức hâm mộ kể từ Goëthe cho đến M. Gorki. Và cho tới nay, nó vẫn là một tác phẩm được rất nhiều độc giả khắp các nước hoan nghênh.

TRỌNG ĐỨC


 photo 3f5516b4ba352f96e5b9511f131c6a83741f4d38_zpsraqki49f.jpg


Chiều xuống, chiều dần buông…


Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Bác cả Phơ-rim


Bác cả Phơ-rim vóc người bé nhỏ, gầy gò nhưng rất băng xăng, không lúc nào chịu ngồi im. Mặt bác rỗ hoa, có cái mũi hếch nhô lên. Hai mắt tí hí, luôn liếc bên trái bên phải. Không gì lọt được mắt bác, gì bác cũng chê, gì bác cũng biết hơn người và bao giờ bác cũng có lý.

Lúc bác đi ngoài đường, hai tay cứ vung vẩy vung vẩy. Vì thế một hôm bác chạm vào một người con gái đương xách nước, thùng nước bị gạt lên cao, nước dội bác ướt sũng. Bác lắc mình, hét:
- Đồ cừu đủng đỉnh kia, mày không nhìn thấy tao từ đằng sau đến à?

Bác vốn làm nghề thợ giày. Khi bác ngồi khâu, tay rút mũi dùi vung bạt mạng, ai không để ý lánh xa, rất dễ bị tai họa. Chẳng có bạn nghề nào ở với bác được lâu, vì làm giỏi mấy vẫn cứ bị bác chê. Khi thì chê đường khâu không đều, khi thì chê da đập chưa kỹ.

Bác thường bảo chú bé học việc:
- Này để tớ bảo chú mày cách đập da cho mềm nhé!
Miệng bác nói, tay bác rút sợi dây da quất luôn mấy cái lên lưng chú bé.

Ai bác cũng chê nhác. Trong lúc ấy, bản thân bác có được hơn họ mấy tí đâu, vì có khi nào bác ngồi yên một chỗ được quá mươi phút đâu.

Sáng nào cũng thế, hễ bác gái dậy bắc nồi nhóm bếp là bác cũng nhảy ra khỏi giường, chạy cả chân đất xuống mà hét:
- Định đốt nhà đấy à? Để thui cả con bò hay sao. Hay là không mất tiền mua củi.

Thấy người làm đương giặt giũ mà rúc rích trò chuyện, bác cũng mắng ngay:
- Mấy con ngỗng cứ đứng mà quang quác, quên cả công việc. Sao đã lấy xà phòng mới thế? Phí của quen rồi, lại thêm lười như hủi. Không dám vò mạnh, chắc sợ hỏng bàn tay chứ gì?
Bác nhảy đại đến, không may xô phải thùng nước xà phòng, đổ ra lênh láng khắp cả.

Thấy người ta xây nhà mới, bác sang đứng ở cửa sổ dòm vào, bác hét:
- Lại xây tường bằng cát vàng đó rồi. Không ráo được đâu! Ở nhà này, cứ là sẽ ốm khắp lượt cho mà coi. Vữa cũng chẳng ra gì nữa kìa! Phải trộn sỏi, chứ ai bảo trộn cát. Còn đời tôi, nhất định được thấy cái nhà này đổ.

Về làm việc, bác ngồi vào chỗ, mới khâu được dăm mũi, thấy không yên tâm bác lại đứng phắt dậy, tay tháo tấm yếm ra, miệng nói:
- Mình phải ra ngoài, nhắc nhở thêm mọi người mới được.

Bác chạy ra chỗ đám thợ mộc:
- Các anh đục đẽo, không thẳng theo đường dây đã cặp rồi. Các anh tưởng những cái xà này thẳng cả hay sao? Rồi không có cái mộng nào khít đâu!
Bác giật cái rìu ở tay một người thợ, định đẽo làm mẫu cho họ xem.

Bỗng có cỗ xe ngựa chở đầy đất sét đi ngang, ngứa mắt quá bác quặng rìu, nhảy xổ đến chỗ người nông dân đi kèm bên xe:
- Không biết thương giống vật hay sao? Ai lại đi thắng ngựa non vào cái xe chở nặng thế bao giờ. Rồi mấy con vật đáng thương này sẽ gục ngay tại chỗ cho mà xem!

Người nông dân không buồn đáp lại. Bác càng cáu, quay ngay vào xưởng.
Bác ngồi xuống sắp tiếp tục khâu nốt giày thì bỗng chú bé học nghề chạy lại đưa bác xem một chiếc giày. Bác quát:
- Lại cái gì nữa đây! Tớ đã bảo là chú mày không có được khoét rộng quá. Giày gì mà toang hoác gần như chỉ còn đế thế này thì ma nào nó mua. Còn đường khâu kia nữa, sao mà xấu thế. Tớ đã dặn thì cứ y thế mà làm.

Chú bé vội đáp:
- Ơ ơ bác ạ, đúng là giày này cắt hỏng rồi, và khâu xấu nữa. Nhưng chiếc giày này là do chính tay bác đã cắt, đã khâu đấy chứ. Lúc nãy bác đứng dậy, bác đã quẳng vào gầm bàn, cháu mới nhặt nó lên hỏi bác thôi. Hì hì, dễ đến thiên thần trên trời cũng khó mà làm vừa lòng đúng theo ý bác được.

Một đêm, bác nằm mê thấy mình chết, linh hồn đương bay thẳng lên thiên đàng. Đến nơi, bác gõ cổng rất mạnh. Bác nói:
- Lạ nhỉ, cửa của họ cái vòng sắt không có, gõ tay đến giập cả xương.

Khi ấy, Tông đồ Pê-tơ-rút ra mở cổng xem ai đập dữ thế. Mới bảo:
- Ồ, té ra là bác cả Phơ-rim đây ạ. Ta sẵn lòng cho bác vào, nhưng ta phải dặn bác đã nhé: bác phải bỏ tính cũ đi, lên đây rồi cái gì cũng khác, đừng cái gì cũng chê. Nếu không tất vạ vào thân đấy bác nhé!

Bác ậm ừ đáp:
- Ngài cứ yên tâm, không cần dặn đâu, tôi biết phải thế nào rồi. Vả lại ở đây, ơn trời, mọi sự đều hoàn hảo, có giống dưới trần đâu, chê chỗ nào được.

Bác qua cổng, leo lên, leo xuống, qua những khoảng không rất rộng của cổng trời. Bác ngó quanh, hết nhìn bên trái lại nhìn bên phải, chốc chốc lại lắc đầu hoặc lẩm bẩm trong miệng. Giữa lúc ấy, có hai vị thiên thần khiêng một cái xà. Xà rất dài, nhưng các thần lại không đi dọc theo thân xà, mà cứ đi ngang. Bác nghĩ thầm:
- Ai lại ngốc thế kia không chứ?

Nhưng bác không nói ra, bác chỉ tự nhủ: rốt cuộc cũng thế thôi, đi ngang hay đi dọc thì cũng chỉ cắt lên là đi được, mà mình có thấy họ chạm vào cái gì đâu.

Lúc sau, bác lại gặp hai vị thiên thần khác ngồi bên suối, đương múc nước đổ vào thùng. Bác nhìn kỹ, thấy thùng có lỗ rò, nước tháo ra bốn phía: các thần đang làm mưa tưới xuống hạ giới. Bác định nói:
- Toàn là vô dụng!

Nhưng may bác lại kìm được ngay và nghĩ: biết đâu chỉ để chơi vui thế thôi, đã gọi là tiêu khiển thì còn phân biệt gì việc có ích với việc gì vô ích đâu, vả chăng ở cảnh tiên này, như mình đã thấy, người nào chẳng rỗi rãi thong dong.

Bác đi quãng nữa gặp cỗ xe đương mắc dưới hố. Bác bảo người đánh xe:
- Có gì lạ đâu. Ai bảo chở quá nặng? Cái gì trên ấy thế nhỉ?

Người ấy đáp:
- Toàn những điều nguyện mơ màng cả đấy. Nguyện mãi rồi mà vẫn chưa lên được con đường chính đây. Nhưng cũng may tôi đã đẩy nổi cỗ xe này tới được đây, chắc không ai nỡ để tôi mắc kẹt đâu.

Quả là có vị thiên thần dắt hai con ngựa đến đóng vào cỗ xe, lúc ấy bác mới nghĩ thầm: “Được lắm! Nhưng chỉ có hai con ngựa thì kéo sao nổi cái xe nặng kia ra; ít nhất cũng phải cần tới bốn con nận”.

Một thiên thần khác đến, cũng dắt theo hai ngựa nhưng lại không đóng nó trước xe mà đóng vào sau xe, ngược đầu lại. Bác Phơ-rim không nhịn được nữa. Bác vội hét lên:
- Ơ kìa cái thằng lù đù kia! Mày làm gì đấy hở? đóng ngựa như thế à. Kể từ buổi khai thiên lập địa đến nay có ai lại kéo xe hai đầu ngược nhau như thế đâu. Thế mà cứ kiêu căng xuẩn ngốc lại cứ cho mình gì cũng biết hơn người. hì hì

Bác còn định nói nữa, nhưng một vị thần đã túm gáy bác, quẳng một cái rõ mạnh ra xa tận ngoài cổng trời. Thế là tiếc thật, bác không được ở lại thiên đường. Ra ngoài rồi, bác vẫn ngoài cổ dòm lại, thấy bốn con ngựa có cánh lúc nãy đương nhấc bổng cỗ xe bay lên cao tít.

Vừa khi ấy, bác tỉnh mộng. Bác mới tự nhủ:
- Đương nhiên trên thiên đàng, tất là phải khác dưới trần rồi. Vì thế mình có thể bỏ qua một số điều, nhưng mà lạ thật, ai mà yên tâm đứng nhìn họ đóng ngựa ngược chiều vào cả đằng trước lẫn đằng sau xe được chứ?
Cũng biết là mấy con ngựa có cánh đấy, nhưng ai kỳ thế kìa: ngựa đã sẵn bốn vó chạy được rồi, chắp thêm hai cánh làm chi nữa nhỉ?

Thôi mình phải dậy thôi, kẻo ngoài kia chúng nó lại làm lung tung hết cả bây giờ! Cũng may là mình mới chợp mắt một lúc thôi đấy!

Hì hì, thế mới gọi là bác cả Phơ-rim chứ nị…




Duyên phận
Không phải tại chúng mình



Rập rờn bướm lượn hoa rung
Em cùng anh nhé ta chung mộng vàng…

Photobucket
Tình yêu !
Tình yêu bắt đầu từ đôi mắt…
Ngày mai bắt đầu từ hôm nay… 


Có phải, tình yêu là đôi mắt
Màu tím !
Nhìn em là, cô gái long lanh

Hay, tình yêu là lối nhỏ
Cho em bao mơ ước vào đời

Em như giọt sương chờ gió
Lay nhẹ nhàng lăn đến bên anh
Anh ơi, mùa xuân lại đến
Rực bầu trời muôn những cánh hoa…



 



Huế Tình Yêu Của Tôi !


Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng
         mênh mông bát ngát
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng
                  cũng bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng
         Phất phơ dưới ngọn nắng hồng buổi mai
Làm trai cho đáng lên trai
                  Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng…



 

Huế tình yêu của tôi



ANH VẪN YÊU EM iu nhìu lắm !!!

Anh vẫn càng yêu em iu nhìu lắm
Đơn giản thế ngàn lần anh không nói
Vì kiêu hãnh nên anh giả vờ thế
Vì kiêu hãnh nên hai đứa thử lòng nhau…

Anh biết lắm chẳng thể chối từ đâu
Bao kỷ niệm hằn sâu trong ký ức
Lòng kiêu kỳ như khoảng khắc mà thui
Giả vô tình nhưng sao nhớ quá…

Những khoảng đời anh sống thiếu em
Lòng kiêu hãnh cô đơn lạnh giá
Về đây em cùng anh ta bước
Đường dài lắm lỡ lạc bước thì sao…

Về đây em anh gọi đến khản lời
Bức tường ngăn rã rời sụp đổ
Anh nhận ra tình yêu không có chỗ
Cho những niềm kiêu hãnh cô đơn…

 

Em yêu anh như yêu câu ví dặm



TRÁI TIM CON GÁI

Trái tim em là trái tim con gái
Rất cả tin và rất dễ tổn thương
Đập lo âu khắc khoải giữa đời thường
Nhưng bỗng một ngày run lên bối rối…

Trái tim đập những điều em không nói
Dù trước anh em kiêu hãnh lặng im
Giọt lệ trào sau hàng mi giấu vội
Nuốt vào trong thành nước mắt của tim…

Trái tim em chẳng một phút bình yên
Cứ gào gọi cư vẫy vùng thôi thúc
Muốn vỡ tung và xé toang lồng ngực
Để trao anh minh chứng của tình yêu…

Trái tim em đã bao lần phiền muộn
Trước tương lai luôn phập phồng lo sợ
Chân trời xa nắng ấm có bao nhiêu
Hạnh phúc về hay sẽ là đau khổ …



 



BIỂN TÌNH EM MÊNH MÔNG

Hôm nào em gọi anh về với biển
Gió mơn man, hơi biển nồng nàn
Đi bên em trên bờ cát mịn
Nghe thì thầm anh ơi… anh ơi…

Trăng chợt lên từ lòng sâu thẳm
Con sóng bạc mặn tình em biển cả
Nỗi khao khát vỡ òa vào bờ đá
Biển vụng về chẳng biết ngỏ lời yêu...

Biển nông, sâu... thầm kín biết bao điều
Sóng trăn trở trườn mình trên môi mặn
Trong gió thoảng thì thầm lời em dặn
Biển mênh mông... tình em mênh mông...




 

Xa khơi…



Yêu mãi không thôi…

Em !
Giọt sương chờ gió
         Lay nhẹ nhàng
                  Lăn đến bên anh…

Em ! cô gái hay nàng tiên
Như sao băng rực sáng
         Trên muôn cuộc đời thường
                  Và trong trái tim anh …

Hãy tan vào cây !
Cho lá xanh đâm chồi
         Hãy làm bừng sáng
                  Những đêm thâu mịt mùng…

Dù biết anh không thể giang tay nhận
Giọt sương... giọt sáng... cho riêng anh...
Dù em biết anh chỉ là một cánh chim
Em không ngần ngại cho anh cả trái tim
 

 Nồng ấm yêu thương chân thành và giản dị…
Ước gì thời gian quay trở lại
Ước gì mình mãi mãi thuộc về nhau…
 

 Em ơi !
       Em có biết ?
              Ước gì anh ước gì thế nhỉ ?
              Anh chỉ biết rằng anh mãi yêu em !!!...




Đôi mắt người xưa
Bản tình cuối